Đề cương ôn tập HĐTN-HN lớp 7 giữa kì I

Câu 1: Những cách hợp tác với các bạn và giải quyết những vấn đề nảy sinh là?
A. Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, tin tưởng lẫn nhau
B. Chia sẻ về tính cách, sở thích, ưu điểm, hạn chế của mình với thầy cô
C. Chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp những điều chưa hiểu hay các vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ
D. Tất cả các phương án trên

Câu 2: Tiêu chí xây dựng “lớp học hạnh phúc” là?
A. Yêu thương
B. Tôn trọng
C. Chia sẻ
D. Cả 3 ý trên

Câu 3: Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí yêu thương được hiểu là?
A. Tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong lớp
B. Tôn trọng ý kiến của mọi thành viên trong lớp
C. Cùng nhau bàn bạc kế hoạch và thực hiện kế hoạch của lớp
D. Chia sẻ, hỗ trợ, động viên những bạn có hoàn cảnh khó khăn

Câu 4: Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí tôn trọng được hiểu là?
A. Tôn trọng ý kiến của mọi thành viên trong lớp.
B. Tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong lớp
C. Cùng nhau bàn bạc kế hoạch và thực hiện kế hoạch của lớp
D. Cả A, B, C

Câu 5: Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí chia sẻ được hiểu là?
A. Thân thiện, cởi mở với các bạn
B. Thầy cô và học sinh cùng nhau chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn
C. Tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong lớp
D. Cùng nhau bàn bạc kế hoạch và thực hiện kế hoạch của lớp

Câu 6: Ý nào sau đây đúng về các cách giữ gìn, phát huy truyền thống của nhà trường?
A. Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn
B. Học tập tấm gương vượt khó, vươn lên trong học tập, rèn luyện của những anh chị lớp trước
C. Thực hiện các tiêu chí của “Lớp học hạnh phúc”
D. Cả A, B đều đúng

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Để phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn, chúng ta phải phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn
B. Để phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn, chúng ta phải luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn
C. Để phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn, chúng ta phải khi gặp khó khăn nên trò chuyện, tâm sự, chia sẻ, hỏi ý kiến thầy cô
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 8: Tiến là một học sinh mới chuyển đến lớp 7E. Tuy nhiên, Tiến là người nhút nhát nên giờ ra chơi thường ngồi một mình trong lớp không chơi cùng các bạn. Nếu em là bạn cùng lớp với Tiến, em có đề xuất gì?
A. Không giao tiếp nhiều với Tiến bởi Tiến khác biệt trong lớp
B. Không chơi với Tiến bởi bạn là người không hòa đồng, không chủ động bắt chuyện với các bạn trong lớp
C. Thiết kế một trò chơi gồm nhiều thành viên, mời Tiến chơi cùng để Tiến gần gũi các bạn hơn
D. Đáp án khác

Câu 9: Làm thế nào để phát triển được mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn?
A. Không nên giao tiếp với nhiều bạn
B. Kì thị sự khác biệt
C. Luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn
D. Giữ khoảng cách với thầy cô

Câu 10: Phương rất chăm chỉ học hành và có thành tích học tập tốt, nhưng vì bị khuyết tật từ nhỏ nên Phương luôn tỏ ra nhút nhát, thiếu tự tin, ít khi chơi và giao tiếp cùng các bạn trong lớp. Nếu Phương học cùng lớp với em, em sẽ làm gì?
A. Khuyến khích các bạn nên gần gũi, chuyện trò cởi mở, thân thiện với Phương, động viên và khuyến khích Phương cùng tham gia các hoạt động trong lớp
B. Phân công cho Phương những việc phù hợp với khả năng của bạn để bạn luôn hoàn thành công việc
C. Cả hai phương án trên đều đúng
D. Cả hai phương án trên đều sai

Câu 11: Từ nhỏ, Kiên sống cùng ông bà ở một tỉnh miền núi. Năm học này, Kiên về thành phố sống cùng bố mẹ và học lớp 7 ở một trường THCS trong thành phố. Mọi thứ đối với Kiên đều xa lạ, ngay cả cách dạy và cách học của các thầy cô, bạn mới cũng không giống với nơi Kiên đã học trước đây. Nếu Kiên là bạn mới trong lớp em, em sẽ làm gì?
A. Nói với Kiên rằng, em và các bạn trong lớp đều yêu quý Kiên và sẵn sàng giúp đỡ Kiên khi cần
B. Khuyên Kiên nên mạnh dạn trò chuyện, tâm sự, chia sẻ với thầy cô và các bạn, rủ Kiên cùng chơi, cùng tham gia các hoạt động
C. Cả hai phương án trên đều đúng
D. Cả hai phương án trên đều sai

Câu 12: Trong các giờ học, Thái sợ nhất là giờ Toán vì không hiểu bài và nhiều khi không thể tự giải được các bài tập. Kết quả học tập môn Toán của Thái chỉ đạt ở mức trung bình kém. Thái luôn mất tự tin và thiếu hoà đồng với thầy giáo dạy Toán và các bạn. Nếu là bạn của Thái, em sẽ làm gì?
A. Khuyên Thái gặp những bạn học tốt môn Toán trong lớp, một nhờ các bạn giảng lại những chỗ không hiểu và hướng dẫn phương pháp học môn Toán
B. Khuyên Thái nên gặp thầy giáo dạy môn toán để chia sẻ với thầy về khó khăn của bản thân
C. Khuyên Thái tin rằng mình sẽ học toán tốt hơn nếu bản thân thành cố gắng và được sự hỗ trợ của thầy giáo dạy môn Toán cũng như các bạn trong lớp.
D. Tất cả các cách trên

Câu 13: Nhóm của Hằng được lớp giao nhiệm vụ chuẩn bị một tiểu phẩm để biểu diễn trong tiết Sinh hoạt dưới cờ. Tuy nhiên, ngay trước ngày biểu diễn thì một thành viên bị ốm. Nếu em là Hằng, em sẽ giải quyết như thế nào?
A. Nếu có thể tìm được bạn thay thế thì tập trung các bạn lại để hướng dẫn cho người mới có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ
B. Thăm hỏi về tình trạng ốm, bệnh của thành viên nhóm, động viên bạn nghỉ ngơi để giữ gìn sức khoẻ
C. Thay đổi nội dung cho phù hợp với vị trí bị thiếu
D. Tất cả các phương án trên

Câu 14: Trong tiết thực hành môn Hóa học, các bạn cùng nhóm với Khánh đang làm thí nghiệm thì Khánh mang bài tập Toán ra làm. Nếu em là bạn của Khánh, em sẽ đề xuất với Khánh cách phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn như thế nào trong tình huống trên?
A. Chỉ trích Khánh vì việc làm của Khánh làm ảnh hưởng đến kết quả của nhóm và sự đánh giá của thầy cô
B. Nhẹ nhàng nhắc Khánh không nên làm bài tập môn Toán trong tiết thực hành môn Hóa học vì không những ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của Khánh mà còn ảnh hưởng đến kết quả thực hành chung của nhóm, đặc biệt là tinh thần làm việc của nhóm và sự đánh giá của thầy cô
C. Nghiêm khắc nhắc nhở Khánh không nên làm bài tập môn Toán trong tiết thực hành môn Hóa học vì đó là làm việc riêng trong giờ học và thông báo cho thầy cô biết
D. Phương án khác

Câu 15: Cách hợp tác với các bạn có thể là?
A. Chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp khó khăn.
B. Xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ
C. Lắng nghe hướng dẫn của thầy cô
D. Cả A, B, C

Câu 16: Những nét nổi bật, tự hào của trường em được thể hiện qua đâu?
A. Thành tích về hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ
B. Thành tích dạy – học
C. Hoạt động thiện nguyện, hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh)
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 17: Học sinh cần làm những gì để giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường?
A. Tích cực học tập và tham gia các hoạt động do Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, nhà trường và tập thể lớp phát động
B. Tuyên truyền truyền thống tốt đẹp, tự hào về nhà trường
C. Thực hiện tốt nội quy, quy định của trường
D. Cả A, B, C

Câu 18: Có thể sử dụng nội dung nào để giới thiệu truyền thống nhà trường?
A. Truyền thống tháng thi dạy tốt – học tốt
B. Truyền thống văn nghệ
C. Truyền thống đi học muộn
D. A và B đúng

Câu 19: Làm cách nào để giới thiệu truyền thống nhà trường tới đông đảo mọi người?
A. Làm clip truyền thông về trường
B. Làm báo tường về trường
C. Viết về lịch sử trường
D. Cả 3 ý trên

Câu 20: Ý nào không thể hiện việc làm giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường?
A. Học tập tấm gương học tập của anh chị khóa trước
B. Phá bỏ đi những điều tốt đẹp về trường mà mọi người đã gây dựng
C. Thực hiện tiêu chí “lớp học hạnh phúc”
D. Cả 3 ý trên

Câu 21: Khi thiết kế sản phẩm giới thiệu truyền thống trường, em cần chú ý những gì?
A. Trình bày rõ ràng, dễ hiểu các nội dung lựa chọn
B. Thiết kế sản phẩm giới thiệu truyền thống nhà trường theo nội dung và hình thức đã lựa chọn và thống nhất
C. Cả hai phương án trên đều đúng
D. Cả hai phương án trên đều sai

Câu 22: Em cần làm gì để phát huy tính dạy tốt – học tốt của trường?
A. Chăm chỉ học tập, tiếp thu kiến thức mới
B. Hưởng ứng các phong trào thi đua học tập trường tổ chức
C. Đợi cuối kì mới học
D. A và B đúng

Câu 23: Truyền thống lao động tốt của trường sẽ được thể hiện qua những công việc nào?
A. Dọn cỏ tại nhà
B. Chiến dịch quét sạch hè phố quanh cổng trường
C. Dọn dẹp nhà cửa
D. Cả 3 ý trên

Câu 24: Đâu là việc làm thể hiện sự giữ gìn truyền thống của đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh?
A. Kết nạp đoàn, đội
B. Đeo khăn quàng đỏ
C. Đọc 5 điều Bác Hồ dạy
D. Cả 3 ý trên

Câu 25: Khi thiết kế clip truyền thông cần tránh lỗi nào?
A. Dài dòng, không trọng tâm
B. Không đưa ra thông tin chính xác
C. Hình ảnh khó nhìn
D. Cả 3 ý trên

Câu 26: Ban cán sự lớp có thể giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường bằng cách nào sau đây?
A. Nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt kết quả tốt, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường
B. Tích cực xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống của nhà trường và vận động học sinh tham gia
C. Đóng vai trò là cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để phổ biến, khuyến khích các em tham gia các hoạt động của nhà trường
D. Cùng với nhà trường đẩy mạnh, phát triển các hoạt động chung

Câu 27: Ban giám hiệu nhà trường có thể giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường bằng cách nào sau đây?
A. Nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt kết quả tốt, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường
B. Tích cực xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống của nhà trường và vận động học sinh tham gia
C. Đóng vai trò là cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để phổ biến, khuyến khích các em tham gia các hoạt động của nhà trường
D. Cùng với nhà trường đẩy mạnh, phát triển các hoạt động chung

Câu 28: Phụ huynh có thể tham gia giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường bằng cách nào sau đây?
A. Nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt kết quả tốt, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường
B. Tích cực xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống của nhà trường và vận động học sinh tham gia
C. Đóng vai trò là cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để phổ biến, khuyến khích các em tham gia các hoạt động của nhà trường
D. Cùng với nhà trường đẩy mạnh, phát triển các hoạt động chung

Câu 29: Đâu là vai trò của giáo viên trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống nhà trường?
A. Nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt kết quả tốt, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường
B. Tích cực xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống của nhà trường và vận động học sinh tham gia
C. Đóng vai trò là cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để phổ biến, khuyến khích các em tham gia các hoạt động của nhà trường
D. Cùng với nhà trường đẩy mạnh, phát triển các hoạt động chung

Câu 30: Đâu là ý kiến đúng về việc học góp phần giữ gìn truyền thống nhà trường?
A. Nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt kết quả tốt, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường
B. Tích cực xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống của nhà trường và vận động học sinh tham gia
C. Đóng vai trò là cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để phổ biến, khuyến khích các em tham gia các hoạt động của nhà trường
D. Cùng với nhà trường đẩy mạnh, phát triển các hoạt động chung

Câu 31: Có những cách nào để xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?
A. Tự đánh giá
B. Nhờ người khác đánh giá
C. Tự điểm mạnh, điểm yếu bộc lộ
D. A và B đúng

Câu 32: Có ai là không có điểm yếu không?
A. Có
B. Không

Câu 33: Có mấy bước để xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 34: Bước đầu tiên trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là gì?
A. So sánh, đối chiếu giữa tự đánh giá và nhận xét của người khác.
B. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
C. Tích cực tham gia các hoạt động học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động cộng đồng,…để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
D. Tự đánh giá dựa trên kết quả học tập, lao động, giao tiếp, … của bản thân

Câu 35: Bước thứ hai trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là gì?
A. So sánh, đối chiếu giữa tự đánh giá và nhận xét của người khác.
B. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
C. Tích cực tham gia các hoạt động học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động cộng đồng,…để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
D. Tự đánh giá dựa trên kết quả học tập, lao động, giao tiếp, … của bản thân

Câu 36: Bước thứ ba trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là gì?
A. So sánh, đối chiếu giữa tự đánh giá và nhận xét của người khác
B. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
C. Tích cực tham gia các hoạt động học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động cộng đồng,…để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
D. Tự đánh giá dựa trên kết quả học tập, lao động, giao tiếp, … của bản thân

Câu 37: Đâu không phải điểm mạnh của học sinh trong học tập?
A. Chủ động học tập, tìm hiểu về bài học
B. Quay cóp trong giờ kiểm tra
C. Tích cực giơ tay phát biểu
D. Cả 3 ý trên

Câu 38: Đâu là điểm yếu của học sinh trong học tập?
A. Làm bài tập về nhà đầy đủ
B. Chú ý lắng nghe cô giảng bài
C. Nghe cô giảng bài nhưng lại ngồi suy nghĩ về việc khác
D. Cả 3 ý trên

Câu 39: Khi có người đóng góp ý kiến về điểm yếu của mình, đâu là cách cư xử đúng?
A. Trở nên tức giận
B. Lắng nghe để tự thay đổi
C. Tự ái trước lời góp ý thiện chí của họ
D. Cho rằng họ là người xấu

Câu 40: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như sẵn sàng giúp đỡ mọi người
B. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như tự tin trước đám đông
C. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như chưa gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt
D. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như vui vẻ, hòa đồng với mọi người

Câu 41: Đâu là cách để có một bản kế hoạch tự hoàn thiện bản thân hiệu quả?
A. Nêu ra được điểm yếu và biện pháp khắc phục cho bản thân
B. Có thời gian cụ thể để thực hiện cải thiện điểm yếu
C. Đặt ra mục tiêu rõ ràng cho quá trình
D. Cả 3 ý trên

Câu 42: Nhận ra điểm yếu của mình sẽ giúp ích điều gì?
A. Học cách cải thiện, thay đổi điểm yếu
B. Ỷ lại vào điểm yếu để cho phép bản thân phạm lỗi
C. Để cảm thấy xấu hổ, tự ti
D. Cả 3 ý trên

Câu 43: Đâu là lợi ích của việc phát huy điểm mạnh?
A. Lựa chọn công việc phát huy hết năng lực của bản thân
B. Khởi dậy niềm tin về bản thân
C. Được mọi người công nhận
D. Cả 3 ý trên

Câu 44: Trong giờ trả bài kiểm tra, trước khi phát bài cho các bạn cô giáo thường sẽ đọc và sửa lỗi cho từng bạn. Theo em lợi ích của việc làm này là gì?
A. Giúp học sinh rút ra được điểm yếu khi làm bài của mình
B. Tìm ra cách để tự thay đổi lỗi sai
C. Học hỏi cách sửa lỗi sai ở bài của bạn khác
D. Cả 3 ý trên

Câu 45: Trong giờ trả bài kiểm tra, trước khi phát bài cho các bạn cô giáo thường sẽ đọc và sửa lỗi cho từng bạn. Hùng cảm thấy không hài lòng khi cô làm như vậy vì bạn không muốn biết lỗi sai của mình. Theo em, hành động đó thể hiện điều gì?
A. Không biết rút kinh nghiệm
B. Không biết đánh giá điểm yếu của mình
C. Tự ái vì điểm yếu của mình
D. Cả 3 ý trên

Câu 46: Cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực?
A. Tâm sự với bạn bè, người thân
B. Nhảy một điệu nhảy vui nhộn
C. Đi dạo hoặc chơi môn thể thao yêu thích
D. Tất cả các phương án trên

Câu 47: Những biểu hiện của kĩ năng kiểm soát cảm xúc là?
A. Biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân
B. Biết thể hiện cảm xúc phù hợp với tình huống, hoàn cảnh
C. Nhận ra cảm xúc của bản thân tại một thời điểm
D. Tất cả các phương án trên

Câu 48: Kĩ năng kiểm soát cảm xúc giúp con người điều gì?
A. Có mối quan hệ gắn kết, thuận hòa với mọi người
B. Khiến chúng ta thấy hạnh phúc, tránh phiền muộn, lo âu
C. Công việc diễn ra thuận lợi, được mọi người ủng hộ
D. Tất cả các phương án trên

Câu 49: Đâu không phải biểu hiện của việc biết kiểm soát cảm xúc tốt?
A. Tự tin trước đám đông
B. Thân thiện, hòa đồng với mọi người
C. Giận dữ tức thì khi chưa hiểu rõ câu chuyện
D. Cả 3 ý trên

Câu 50: Không biết kiểm soát cảm xúc trong cuộc sống sẽ khiến chúng ta như thế nào?
A. Luôn trong trạng thái có lỗi vì đã hành xử không đúng đắn trong khoảnh khắc nào đó
B. Mọi người dần dần xa lánh
C. Tổn hại sức khỏe tinh thần
D. Cả 3 ý trên

Câu 51: Làm thế nào để kiểm soát cảm xúc khi đứng phát biểu trước đám đông?
A. Không nhìn vào mọi người khi phát biểu
B. Không xuất hiện khi phát biểu
C. Học kĩ bài phát biểu, hít một hơi thật sâu trước khi nói
D. Cả 3 ý trên

Câu 52: Tùng đang cùng cha mẹ dự lễ viếng một người họ hàng xa thì nhận được tin nhắn của thầy chủ nhiệm báo mình đã đạt giải cao trong kì thi học sinh giỏi Tiếng Anh của thành phố. Nếu em là Tùng, em sẽ có cách ứng xử trong tình huống trên như thế nào?
A. Nhảy cẫng lên vì sung sướng
B. Khi nhận được tin này em có thể rất vui. Tuy nhiên, vì đang dự đám tang nên chỉ nên nhắn lời cảm ơn thầy giáo. Sau khi ra về hãy thể hiện công khai cảm xúc vui vẻ của mình với các bạn và mọi người
C. Em sẽ lập tức thông báo thành tích của mình với mọi người để được chia sẻ niềm vui này.
D. Cả ba phương án đều sai

Câu 53: Đâu là kiểm soát cảm xúc trong giao tiếp?
A. Bình tĩnh khi tranh luận
B. Không lớn tiếng khi tức giận
C. Không sử dụng bạo lực
D. Cả 3 ý trên

Câu 54: Khi đối diện với cảm xúc tiêu cực cần làm gì?
A. Bộc phát nó ngay lập tức
B. Ghi nhớ những cảm xúc ấy để tìm cơ hội trả thù
C. Kìm nén cảm xúc và tìm cách khắc phục
D. Cả 3 ý trên

Câu 55: Bống đang vui vẻ dự sinh nhật ở nhà bạn thì bị một bạn khác cũng là khách đến dự sinh nhật nói những lời bình luận, chê bai khiếm nhã về trang phục của mình. Em có lời khuyên gì về cách ứng xử thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho Bống trong tình huống trên?
A. Tỏ ra bình tĩnh và tìm cách chê bai bạn trong bữa tiệc
B. Khi nghe những lời này chắc chắn Bống rất khó chịu, bực bội. Bống cần phải thẳng thắn thể hiện cảm xúc của mình và rời đi nơi khác
C. Khi nghe những lời này chắc chắn Bống rất khó chịu, bực bội. Tuy nhiên, để không làm ảnh hưởng đến buổi sinh nhật của bạn, Bống nên bình tĩnh nói với người khách kia rằng mỗi người có một hoàn cảnh, điều kiện và quan điểm riêng về cách ăn mặc. Bạn chê trang phục của tôi thế nhưng chưa chắc trang phục của bạn đang mặc đã là đẹp trong mắt tôi và những người khác
D. Cả ba phương án trên đều đúng

Câu 56: Giờ ra chơi, Thịnh đang mải đứng xem mấy bạn đá cầu thì bất ngờ bị hai em học sinh lớp 6 đang chơi đuổi nhau va mạnh vào từ phía sau khiến Thịnh loạng choạng suýt ngã và đổ cả cốc nước đang cầm trên tay. Em có lời khuyên gì về cách ứng xử thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho Thịnh trong tình huống trên?
A. Trong tình huống này Thịnh nên nén giận và thông báo với thầy cô
B. Trong tình huống này Thịnh sẽ rất tức giận nhưng bạn nên nén giận và nhắc nhở hai em học sinh lớp 6 lần sau chơi đùa phải cẩn thận hơn, đừng làm ảnh hưởng đến người khác
C. Trong tình huống này Thịnh cần thể hiện cảm xúc ra ngoài rằng mình đang tức giận và nghiêm khắc chỉ trích hai em để lần sau không còn tái phạm
D. Phương án khác

Câu 57: Trong giờ học, Duy cùng các bạn đang chăm chú nghe cô giáo giảng bài thì bị bạn Hường ngồi bàn dưới trêu và chọc bút bi vào lưng áo. Em có lời khuyên gì về cách ứng xử thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho Duy trong tình huống trên?
A. Duy chắc sẽ rất khó chịu vì hành động trêu chọc của bạn. Duy cần nói to để các bạn trong lớp đều biết và phản ánh lại với giáo viên ngay trong buổi học.
B. Duy chắc sẽ rất khó chịu vì hành động trêu chọc của bạn. Tuy nhiên, vì đang trong giờ học nên Duy cau mặt tỏ ra khó chịu và ra hiệu nhắc Hường hãy dừng ngay trò đùa này lại
C. Duy nhắc nhở nhẹ nhàng Hường không nên như vậy vì sẽ ảnh hưởng tới mọi người
D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 58: Trong các giờ học, Hiền sợ nhất là giờ Toán vì không hiểu bài và nhiều khi không thể tự giải được các bài tập. Kết quả học tập môn Toán của Hiền chỉ đạt ở mức trung bình kém. Hiền luôn mất tự tin và thiếu hoà đồng với thầy giáo dạy Toán và các bạn. Nếu là bạn của Hiền, em sẽ làm gì?
A. Khuyên Hiền tin rằng mình sẽ học toán tốt hơn nếu bản thân cố gắng và được sự hỗ trợ của thầy giáo dạy môn toán cũng như các bạn tiên trong lớp
B. Khuyên Hiền nên gặp thầy giáo dạy môn toán để chia sẻ với thầy về khó khăn của bản thân
C. Gặp những bạn học tốt môn toán trong lớp, một nhờ các bạn giảng lại những chỗ không hiểu và hướng dẫn phương pháp học môn toán
D. Tất cả các cách trên

Câu 59: Hoàng và Nam là đôi bạn thân, học cùng lớp, lại ngồi cùng một bàn. Trong giờ kiểm tra Toán tuần trước, Hoàng không làm được bài nên cầu cứu Nam cho mình chép bài nhưng bị từ chối. Từ hôm ấy Hoàng giận Nam nên tránh mặt, không nói chuyện cũng như không qua rủ bạn cũng đi học như mọi ngày. Thái độ của Hoàng khiến Nam rất buồn. Nếu em là Nam, em sẽ xử lí như thế nào?
A. Không giao tiếp và giữ khoảng cách với Hoàng để Hoàng tự giác trong học tập hơn
B. Chủ động tìm Hoàng nói chuyện, giải thích lí do mình không cho bạn chép bài để bạn hiểu và cùng cố gắng ôn tập, chuẩn bị cho những bài kiểm tra sắp tới
C. Giữ khoảng cách với Hoàng vì Hoàng là học sinh không trung thực trong học tập, không có ý thức tự giác
D. Cả A, B đều đúng

Câu 60: Sáng nay, Mai và Hoàng đi học sớm để trực nhật. Trong lúc hai bạn đang vui vẻ đi dưới sân trường thì bỗng có nước từ tầng hai rớt xuống khiến cả hai bị ướt tóc và quần áo. Nhìn lên hành lang tầng hai, Mai và Hoàng thấy bạn Minh học lớp bên cạnh đang tưới nước cho mấy chậu hoa ở lan can. Rất tức giận, Hoàng lập tức chạy lên, giằng lấy chiếc ca nhựa từ tay Minh, vứt mạnh xuống đất. Thấy vậy, Mai vội ngăn Hoàng lại và nén giận trách Minh “ Sao bạn sơ ý thế. Bạn làm ướt hết chúng tôi rồi đây!”. Minh nhìn hai bạn vẻ rất ân hận và khẽ nói: “Xin lỗi các bạn! Mình sơ ý quá. Lần sau mình sẽ cẩn thận hơn.? Cách thể hiện cảm xúc của mỗi bạn Mai, Hoàng trong trường hợp này như thế nào? Em đồng tính với các cư xử của bạn nào?
A. Cách thể hiện của mỗi bạn Mai, Hoàng khác nhau do tính cách của mỗi người là khác biệt. Chúng ta cần tôn trọng cách cư xử của mỗi bạn, không nên đánh giá và nhận xét
B. Em đồng tình với cách thể hiện cảm xúc của bạn Mai vì bạn có cách xử lí rất bình tĩnh, vừa khiến cho Minh cảm thấy ân hận về hành động của mình, vừa khiến mâu thuẫn được giải quyết một cách nhanh chóng
C. Chỉ trích Hoàng vì hành vi cử xử như vậy là mất lịch sự. Cách hành xử trên có thể dẫn đến xô xát và làm mất mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè trong lớp
D. Phương án khác

Câu 61: Cách để vượt qua một môn học khó trong học tập đó là?
A. Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập môn học đó
B. Suy nghĩ tích cực và tìm kiếm sự hỗ trợ
C. Xác định được nguyên nhân vì sao bản thân chưa học tốt môn học đó
D. Tất cả các phương án trên

Câu 62: Một số cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống là?
A. Thường xuyên trải nghiệm kiểm soát cảm xúc, quan sát và tự rút ra bài học kinh nghiệm
B. Xem khó khăn như là thử thách giúp cá nhân rèn luyện sự kiên trì, chăm chỉ và tôi luyện ý chí
C. Hãy luôn nghĩ mình có thể làm được, mình có thể thay đổi, có thể tiến bộ
D. Tất cả các phương án trên

Câu 63: Đâu được xem là khó khăn trong cuộc sống?
A. Bài toán khó
B. Món ăn ngon
C. Bộ quần áo đẹp
D. Cả 3 ý trên

Câu 64: Đâu là nhận định đúng?
A. Khó khăn trong cuộc sống làm người ta mạnh mẽ hơn
B. Khó khăn trong cuộc sống làm người ta lười biếng
C. Khó khăn trong cuộc sống không có lợi ích gì
D. Cả 3 ý trên

Câu 65: Đâu là cách ứng xử đúng khi gặp khó khăn?
A. Chờ đợi sự giúp đỡ của người khác
B. Đối diện và tìm cách giải quyết khó khăn
C. Trốn tránh những khó khăn ấy
D. Cả 3 ý trên

Câu 66: Học sinh có thể gặp khó khăn trong các khía cạnh như
A. Trong giao tiếp, ứng xử với thầy cô, cha mẹ
B. Trong quá trình tham gia hoạt động tập thể
C. Trong học tập
D. Tất cả các phương án trên

Câu 67: Cách để có suy nghĩ tích cực, làm động lực vượt qua khó khăn đó là?
A. Tự tin vào những điểm mạnh, đặc điểm riêng của bản thân mình
B. Hãy nghĩ đến những câu chuyện vui, những tấm gương vượt qua hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống
C. Nghĩ về những khó khăn trước đây mà mình đã từng vượt qua
D. Cả A, B, C

Câu 68: Khi gặp khó khăn trong việc giao tiếp với những người mới gặp, học sinh có thể vượt qua bằng cách nào sau đây?
A. Cố gắng tìm chủ đề chung, sở thích chung để nói
B. Luôn tươi cười, chân thành, cởi mở trong khi giao tiếp
C. Luyện tập nói trước gương
D. Tất cả các phương án trên

Câu 69: Khi gặp một bài tập khó, em sẽ làm thế nào?
A. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được
B. Chép luôn bài của bạn
C. Nhờ người khác làm hộ
D. Bỏ qua, không làm

Câu 70: Cách bản thân em vượt qua sự tự ti là gì?
A. Xây dựng và thực hiện kế hoạch để vượt qua tự ti trở nên tự tin hơn như luyện tập thể hiện hàng ngày, dần dần nêu ý kiến trước mọi người
B. Suy nghĩ tích cực và chủ động học hỏi; Tìm kiếm sự giúp đỡ, cùng luyện tập từ bạn bè
C. Xác định nguyên nhân của sự tự ti là do tính cách hướng nội, rụt rè, do sợ sai hay ngại ngùng
D. Cả A, B, C

Câu 71: Cách vượt qua vấn đề như chưa dám đưa ra ý kiến phát biểu trong lớp của học sinh, có thể được khắc phục bằng cách nào sau đây?
A. Đọc các tài liệu liên quan để nắm rõ kiến thức đang được đề cập
B. Suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra ý kiến
C. Cả A, B
D. Phương án khác

Câu 72: Giả sử khi em mắc lỗi, bố mẹ không cho em cơ hội giải thích. Em sẽ xử lí như thế nào?
A. Cáu gắt và to tiếng với bố mẹ để giành quyền lợi cho bản thân
B. Chờ bố mẹ nguôi giận rồi tìm cơ hội để giải thích cho bố mẹ hiểu
C. Cố gắng giữ bình tĩnh, không cáu gắt và nói to với bố mẹ
D. Cả B, C đều đúng

Câu 73: Các bước em có thể thực hiện để vượt qua khó khăn đối với lý thuyết môn Toán là gì?
A. Tự giác làm nhiều dạng bài khác nhau ở nhà để củng cố lại kiến thức
B. Chủ động hỏi lại thầy lý thuyết
C. Nhờ bạn giảng lại những bài tập mình chưa hiểu
D. Tất cả các cách trên

Câu 74: Bạn Thắng là một thành viên mới chuyển đến học lớp em. Thắng rất muốn cùng các bạn trong lớp nói chuyện và vui đùa, nhưng lại thấy ngượng ngùng vì chưa biết bắt đầu như thế nào. Nếu là Thắng, em sẽ làm gì?
A. Nếu là Thắng, em sẽ im lặng và chờ các bạn đến bắt chuyện với mình
B. Nếu là Thắng, em sẽ cố gắng vượt qua nỗi e ngại của chính mình, mạnh dạn trò chuyện, chia sẻ những vướng mắc, khó khăn với các bạn mà em tin cậy. Có thể nhờ các bạn chỉ cho cách tháo gỡ khó khăn hoặc hỗ trợ khi cần thiết
C. Cả A, B đều đúng
D. Phương án khác

Câu 75: Gần đây, bạn Hùng ở lớp em có biểu hiện chán nản, chểnh mảng việc học, thỉnh thoảng tỏ ra bất cần do bố mẹ Hùng vừa li hôn. Nếu em là bạn của Hùng, em có lời khuyên gì cho bạn?
A. Hùng nên suy nghĩ tích cực và tham gia vào các hoạt động ở lớp
B. Giữ khoảng cách và tránh giao tiếp với Hùng bởi bạn là người suy nghĩ tiêu cực, có thể ảnh hưởng đến tinh thần học tập của mình.
C. Hùng có thể tâm sự, chia sẻ với bạn thân, những người bạn tin cậy hoặc thầy cô giáo để vơi bớt nỗi buồn và nhận được những lời khuyên chân thành
D. Cả A, C đều đúng

Tự luận 1. Hãy đề xuất cách thức giải quyết khó khăn của bạn trong mỗi tình huống dưới đây:

Tình huống 1. Bạn Hoa bị ốm, phải nghỉ học nhiều ngày.
Đáp án: Hoa nhờ các bạn trong lớp chép bài và giảng lại những bài học khó để hiểu bài. Bản thân Hoa sẽ tích cực chữa bệnh cho chóng khỏi. Khi khỏi bệnh, Hoa cần lập kế hoạch học tập và thực hiện theo kế hoạch đó để không bị rỗng kiến thức.

Tình huống 2. Bạn Nam là một thành viên mới chuyển đến học lớp em. Nam rất muốn cùng các bạn trong lớp nói chuyện và vui đùa, nhưng lại thấy ngượng ngùng vì chưa biết bắt đầu như thế nào.
Đáp án: Nếu là Nam, em sẽ cố gắng vượt qua nỗi e ngại của chính mình, mạnh dạn trò chuyện, chia sẻ những vướng mắc, khó khăn với các bạn mà em tin cậy. Có thể nhờ các bạn chỉ cho cách tháo gỡ khó khăn hoặc hỗ trợ khi cần thiết.

Tình huống 3. Gần đây, bạn Hưng ở lớp em có biểu hiện chán nản, chểnh mảng việc học, thỉnh thoảng tỏ ra bất cần do bố mẹ Hưng vừa li hôn
Đáp án: Hưng nên suy nghĩ tích cực và tham gia vào các hoạt động ở lớp. Có thể tâm sự, chia sẻ với bạn thân, những người bạn tin cậy hoặc thầy cô giáo để vơi bớt nỗi buồn và nhận được những lời khuyên chân thành

Tự luận 2. Hãy đưa ra lời khuyên về cách ứng xử để thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho mỗi nhân vật trong các tình huống dưới đây:

Tình huống 1. Tân đang cùng cha mẹ dự lễ viếng một người họ hàng xa thì nhận được tin nhắn của thầy chủ nhiệm báo mình đã đạt giải cao trong kì thi học sinh giỏi tiếng Anh của thành phố.
Đáp án: Khi nhận được tin này Tân có thể rất vui. Tuy nhiên, vì đang dự đám tang nên Tân chỉ nên nhắn lời cảm ơn thầy giáo. Sau khi ra về hãy thể hiện công khai cảm xúc vui vẻ của mình với các bạn và mọi người.

Tình huống 2. Giờ ra chơi, Thành đang mải đứng xem mấy bạn đá cầu thì bất ngờ bị hai em học sinh lớp 6 đang chơi đuổi nhau va mạnh vào từ phía sau khiến Thành loạng choạng suýt ngã và đổ cả cốc nước đang cầm trên tay.
Đáp án: Trong tình huống này Thành sẽ rất tức giận nhưng bạn nên nén giận và nhắc nhở hai em học sinh lớp 6 lần sau chơi đùa phải cẩn thận hơn, đừng làm ảnh hưởng đến người khác.

Tình huống 3. Bích đang vui vẻ dự sinh nhật ở nhà bạn thì bị một bạn khác cũng là khách đến dự sinh nhật nói những lời bình luận, chê bai khiếm nhã về trang phục của mình
Đáp án: Khi nghe những lời này chắc chắn Bích rất khó chịu, bực bội. Tuy nhiên, để không làm ảnh hưởng đến buổi sinh nhật của bạn, Bích nên ng bình tĩnh nói với người khách kia rằng: Mỗi người có một hoàn cảnh, điều kiện và quan điểm riêng về cách ăn mặc. Bạn chê trang phục của tôi thể nhưng chưa chắc trang phục của bạn đang mặc đã là đẹp trong mắt tôi và những người khác.

Tình huống 4. Trong giờ học, Kha cùng các bạn đang chăm chú nghe cô giáo giảng bài thì bị bạn Hải ngồi bàn dưới trêu và chọc bút bi vào lưng áo.
Đáp án: Kha chắc sẽ rất khó chịu vì hành động trêu chọc của bạn. Tuy nhiên, vì đang trong giờ học nên Kha chỉ nên cau mặt và ra hiệu nhắc Hải hãy dừng ngay trò đùa này lại

Tự luận 3. Em hãy đề xuất cách phát triển mối quan hệ hoà đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn trong mỗi tình huống dưới đây:

Tình huống 1. Bố Hoàng là lao động chính trong nhà, nhưng không may trên đường đi làm đã bị tai nạn giao thông nghiêm trọng nên mấy hôm nay Hoàng không đến lớp học
Đáp án: Nếu học cùng lớp với Hoàng, em và các bạn trong lớp sẽ đến nhà Hoàng hỏi thăm, động viên bạn và gia đình; cùng nhau giúp đỡ bạn trong học tập (chép bài, giảng bài cho bạn), trong cuộc sống (đóng góp tiền ủng hộ gia đình bạn).

Tình huống 2. Trong các giờ học, Quang sợ nhất là giờ Toán vì không hiểu bài và nhiều khi không thể tự giải được các Tự luận. Kết quả học tập môn Toán của Quang chỉ đạt ở mức trung bình kém. Quang luôn mất tự tin và thiếu hoà đồng với thầy giáo dạy Toán và các bạn.
Đáp án: Nếu là bạn của Quang, em sẽ khuyên Quang nên gặp thầy giáo dạy môn Toán để chia sẻ với thầy về khó khăn của bản thân và nhờ thầy giúp đỡ, đồng thời gặp những bạn học tốt môn Toán trong lớp, một nhờ các bạn giảng lại những chỗ không hiểu và hướng dẫn phương pháp học môn Toán. Khuyên Quang tin rằng mình sẽ học Toán tốt hơn nếu bản thân thành cố gắng và được sự hỗ trợ của thầy giáo dạy môn Toán cũng như các bạn tiên trong lớp.

Tình huống 3. Nguyệt rất chăm chỉ học hành và có thành tích học tập tốt, nhưng vì bị khuyết tật từ nhỏ nên Nguyệt luôn tỏ ra nhút nhát, thiếu tự tin, ít khi chơi và giao tiếp cùng các bạn trong lớp.
Đáp án: Nếu Nguyệt học cùng lớp với em, em và các bạn nên gần gũi, chuyện trò cởi mở, thân thiện với Nguyệt, động viên và khuyến khích Nguyệt cùng tham gia các hoạt động trong lớp. Phân công cho Nguyệt những việc phù hợp với khả năng của bạn để bạn luôn hoàn thành công việc.

Tình huống 4.Từ nhỏ, Kim sống cùng ông bà ở một tỉnh miền núi. Năm học này, Kim về thành phố sống cùng bố mẹ và học lớp 7 ở một trường THCS trong thành phố. Mọi thứ đối với Kim đều xa lạ, ngay cả cách dạy và cách học của các thầy cô, bạn mới cũng không giống với nơi Kim đã học trước đây
Đáp án: Nếu Kim là bạn mới trong lớp em, em sẽ khuyên Kim nên mạnh dạn trò chuyện, tâm sự, chia sẻ với thầy cô và các bạn, lỗi kéo Kim All cùng chơi, cùng tham gia các hoạt động. Em sẽ nói với Kim rằng, em và các bạn trong lớp đều yêu quý Kim và sẵn sàng giúp đỡ Kim khi cần.

Về Cao Xuân Hải

Check Also

ĐIỂM THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2024 – 2025

Quý phụ huynh và các em Bấm Tải xuống hoặc Mở để xem DIEM-TUYEN-SINH-10-NAM-HOC-2024-2025-06182024213154Tải xuống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *